Friday, March 25, 2016

Từ sĩ quan an ninh đến chủ blog Anhbasam

Ngày 13/07/1982, Võ Đại Tôn, một sĩ quan cấp tá trong lực lượng quân đội Việt Nam Cộng Hòa bị đưa ra họp báo công khai tại Hà Nội.

Vụ án Võ Đại Tôn

Sau 1975, Võ Đại Tôn là người thành lập Liên minh Quang phục Việt Nam, là chỉ huy trưởng Chí nguyện đoàn Phục quốc; mục tiêu là chiến đấu vũ trang để thiết lập lại chế độ Việt Nam Cộng Hòa.
Năm 1981, Võ Đại Tôn cùng cộng sự đang trên đường xâm nhập vào Việt Nam thì bị bắt tại Lào. Sau đó, bị giải về Hà Nội để điều tra và giam giữ.
Cơ quan công an Việt Nam cáo buộc Võ Đại Tôn là gián điệp làm việc cho CIA, xâm nhập Việt Nam để hoạt động phá hoại. Sau khi bị bắt, Võ Đại Tôn đã nhanh chóng nhận tội và việc điều tra diễn ra khá dễ dàng.
Vì vậy, Phạm Hùng, thời điểm đó là Bộ trưởng Bộ Nội vụ (sau này là Bộ Công an) đã tự tin đề nghị tổ chức một cuộc họp báo công khai với sự tham dự của nhiều cơ quan thông tấn báo chí quốc tế.
Buổi họp báo tổ chức tại trụ sở Mặt trận Tổ quốc trên đường Tràng Thi, với sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Thông tin Lê Thành Công, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh Dương Thông.
Trái với mong muốn của chính quyền Việt Nam buộc Võ Đại Tôn nhận tội công khai, trước sự chứng kiến của báo chí quốc tế, Võ Đại Tôn đã “phản thùng”, tuyên bố một cách mạnh mẽ dứt khoát về hành động của mình cũng như tố cáo tội ác của chính quyền cộng sản trong thời gian giam cầm ông.
Võ Đại Tôn tuyên bố: “Tôi, Võ Ðại Tôn, chỉ huy trưởng Chí Nguyện Ðoàn Phục Quốc, tôi xác nhận hoàn toàn chịu trách nhiệm về dự mưu xâm nhập Việt Nam...Tôi xin các nhà báo vì lương tâm chức nghiệp của người cầm bút, xin hãy tường thuật trung thực...” ; “Sự nghiệp chúng tôi là đấu tranh để chống lại chế độ độc đoán. Chúng tôi tin ở thắng lợi!”.
Image copyright anhbasam.wordpress.com Image caption Blog Anhbasam đăng tải nhiều thông tin được cho là 'nhạy cảm'
Cuộc họp báo đột ngột dừng lại ngay lập tức. Tuy nhiên, những thước phim về cuộc họp báo đó vẫn được nhiều nhà báo quốc tế ghi lại và chuyển ra ngoài.
Võ Đại Tôn trở thành người hùng trong mắt những người Việt Nam hải ngoại lúc bấy giờ.
Sau này, Võ Đại Tôn bất ngờ được thả về Australia vào ngày 10/12/1991 sau hơn 10 năm bị giam giữ. Về phía chính quyền, họ bị một phen bẽ mặt trước quốc tế.
Từ đó về sau, cơ quan công an Việt Nam rút kinh nghiệm, không cho bất cứ tù nhân chính trị nào họp báo công khai. Những hình ảnh nhận tội chỉ được trình chiếu khi họ tự sắp xếp chu đáo trước đó.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Hùng là người quyết tâm tổ chức cuộc họp báo đó cho dù có nhiều người can ngăn. Ông còn tuyên bố, nếu có vấn đều gì xảy ra, ông sẽ từ chức.
Nguyễn Hữu Vinh, một sĩ quan trẻ trong ban chuyên án Võ Đại Tôn là người đưa ra ý kiến không nên tổ chức cuộc họp báo vì qua tìm hiểu, anh thấy Võ Đại Tôn là người rất khó đoán biết.
Sau sự kiện Võ Đại Tôn “phản thùng”, năm 1984, Nguyễn Hữu Vinh bị biệt phái sang Ban Việt Kiều Trung ương, một cơ quan dân sự chuyên làm việc về vấn đề người Việt ở nước ngoài. Bộ trưởng Phạm Hùng vẫn tại vị, và vài năm sau ông lên làm Thủ tướng.

Ra khỏi ngành an ninh

Tại Ban Việt Kiều Trung ương, sau này đổi thành Ủy ban Về Người Việt Nam ở nước ngoài, Nguyễn Hữu Vinh đã làm việc trong vòng 11 năm từ 1984-1994. Tại đó, với trình độ và sự ham học hỏi của mình, Nguyễn Hữu Vinh nhanh chóng được kết nạp Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 1986.
Image copyright vietq.vn Image caption Ông Nguyễn Hữu Vinh đề cập đến khái niệm "Đặc khu thông tin" - nơi trung dung giữa báo chí và truyền thông xã hội
Năm 1994, ông được Bộ Đối Ngoại Bang Quebec của Canada cấp cho một suất học bổng về quản lý hành chính tại Quebec, Canada.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Ngọc Trân, thời điểm đó là Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài trù dập, tìm cách ngăn cản không cho Nguyễn Hữu Vinh tham dự khóa học ấy.
Nguyên nhân bắt đầu từ tính cách thẳng thắn, cương trực của ông Vinh khi nhiều lần lên tiếng phê phán cách hành xử và làm việc, điều hành độc đoán, nhiều sai phạm của ông Trân.
Trong thời gian đó, ông Vinh cũng nhiều lần làm đơn kiến nghị, tố cáo về hành vi không đúng mực của ông Nguyễn Ngọc Trân đối với cá nhân ông Vinh và cơ quan.
Tuy vậy, khi những yêu cầu của ông Vinh chưa được đáp ứng thì vào ngày 05/11/1994, ông Vinh bất ngờ bị điều chuyển về lại Bộ Nội vụ theo lệnh của ông Mai Quốc Huy, thời điểm đó là Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh.
Ông Nguyễn Ngọc Trân, sau khi bị ông Vinh tố cáo, đã nhờ mối quan hệ cá nhân với ông Mai Quốc Huy, tìm cách đưa ông Vinh trở về Bộ Nội vụ.
Ông Vinh đã không đồng ý với lệnh điều chuyển này, nên vẫn tiếp tục đến Ủy ban Người Việt Nam ở Nước ngoài làm việc.
Tổng cục An ninh sau đó đã tự động đến mang toàn bộ hồ sơ của ông Vinh về lại Bộ Nội vụ mà không theo đúng quy tắc điều chuyển công tác. Họ cũng lấy luôn hồ sơ Đảng viên của ông Vinh mà không làm thủ tục chuyển sinh hoạt Đảng đối với ông.
Cũng từ đó, ông Vinh đã không biết mình sinh hoạt ở chi bộ Đảng ủy nào.
Vì vậy, khi chuyển về Bộ Nội vụ, ông Vinh đã không trực tiếp công tác mà tập trung học tập, nâng cao kiến thức bản thân mình. Từ năm 1996-1998, ông hoàn thành 2 bằng Đại học là Luật học tại Đại học Luật Hà Nội và Tiếng Anh của Đại học Mở Hà Nội.
Năm 2000, ông chính thức ra khỏi ngành an ninh. Trong thời gian từ 1995-2000, ông đã không hề nhận lương từ Bộ Nội vụ (từ 1998 là Bộ Công an) vì cho rằng mình bị đối xử không công bằng và những yêu cầu của ông chưa hề được đáp ứng.
Ông từng kể rằng tướng Tô Lâm và tướng Nguyễn Văn Hưởng đã nhiều lần khuyên bảo ông nhận lương và hứa sẽ sắp xếp cho ông vào một vị trí tốt.

Và blog Ba Sàm

Năm 2000, khi chính thức ra khỏi ngành An ninh, ông về mở Công ty Điều tra và Bảo vệ V, công ty thám tử duy nhất ở Việt Nam từ trước đến giờ.
Năm 2004, Báo Tuổi Trẻ đã làm một phóng sự rất ấn tượng về nghề thám tử của ông.
Ông chia sẻ với phóng viên Trâm Anh về nghề của mình: “Nghề thám tử luôn bị đặt giữa ranh giới của tình người và tiền. Chỉ một cái tặc lưỡi, một phút vô tâm bạn sẽ có một khoản tiền lớn mà vẫn hợp pháp, không ai trách cứ được bạn, trừ tấm lòng... Một nguyên tắc chỉ có lương tâm mới kiểm soát được.” (Báo Tuổi Trẻ Online, ngày 05/09/2014).
Image copyright blogger basam Image caption Blog Anhbasam là nơi đưa nhiều thông tin không được nói đến trên báo chí tại Việt Nam
Cùng với sự phát triển của Internet, phong trào viết blog, thể hiện quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam phát triển mạnh mẽ vào cuối những năm 2000.
Ngày 09/09/2007, Nguyễn Hữu Vinh thành lập blog Thông tấn xã vỉa hè, tức Blog Anh Ba Sàm.
Suốt 7 năm từ 2007-2014, Blog Ba Sàm trở thành một trong những blog có số lượng người truy cập nhiều nhất.
Với mục tiêu khai dân trí cho người dân, bằng slogan Phá Vòng Nô Lệ, blog của ông đã đem đến cho người đọc rất nhiều kiến thức bổ ích, thú vị và làm thay đổi suy nghĩ của rất nhiều người quan tâm.
Năm 2012, ông có một tham luận rất đặc biệt tại Hội nghị của Red Communication (Trung tâm nghiên cứu truyền thông và phát triển).
Bài tham luận đó đã phân tích và dự đoán hoàn toàn chính xác về sự phát triển của truyền thông xã hội và sự yếu thế của các tờ báo chính thống khi phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan quản lý.
Bài tham luận cũng đưa ra giải pháp về một mô hình gọi là Đặc khu thông tin, là nơi trung dung giữa báo chí và truyền thông xã hội. Ở đó, những thông tin “nhạy cảm” sẽ có cơ hội tiếp cận đến nhiều người.
Những người quan tâm có để tìm ở đó những thông tin mà báo chí chính thống không cung cấp.
Cũng vì sự lớn mạnh của phong trào viết blog đi kèm với mong muốn dân chủ hóa đất nước, blog của ông bị lọt vào tầm theo dõi gắt gao của cơ quan an ninh. Blog Anh Ba Sàm liên tục bị tấn công, phá hoại khiến nhiều lần bị mất dữ liệu và phải đổi cả địa chỉ truy cập.
Tuy vậy, blog của ông vẫn tồn tại và là cái gai trong mắt chính quyền của người cộng sản. Những tướng lĩnh công an hiện tại, như Tô Lâm (Thứ trưởng Bộ Công an), Bạch Thành Định (Phó Giám đốc công an Hà Nội), Hoàng Phước Thuận (Cục trưởng Cục A67),...là bạn học cùng lớp của ông ở trường an ninh trước đây.
Họ nhiều lần khuyên can, dọa dẫm để ông từ bỏ blog của mình. Gia đình ông kể rằng, vào Tết năm 2014, Thiếu tướng Bạch Thành Định có đến nhà ông tặng một chai rượu Tây.
Nực cười hơn nữa, khi ông bị bắt, điều tra viên đã lấy câu chuyện này để dụ cung ông và bị ông phản đối gay gắt.
Ngày 05/05/2014, ông bị bắt cùng cộng sự của mình là Nguyễn Thị Minh Thúy, tạm dừng một quãng thời gian dài miệt mài làm báo độc lập và đấu tranh cho quyền tự do ngôn luận.
Cơ quan công an Việt Nam cáo buộc ông vi phạm điều 258 Bộ luật Hình sự, một điều luật tai tiếng mà chính quyền thường sử dụng để bịt miệng những người đấu tranh, những blogger khi họ thể hiện chính kiến, thể hiện quyền tự do ngôn luận của mình.
Đã gần hai năm trôi qua, với rất nhiều vi phạm trong quá trình tố tụng hình sự, các cơ quan thực thi pháp luật vẫn chưa thể đem ông ra xử trước tòa án. Tuy vậy, blog Anh Ba Sàm của ông vẫn tiếp tục hoạt động cho đến nay và vẫn là địa chỉ rất quen thuộc với những người quan tâm đến chính trị xã hội.
Trịnh Anh Tuấn
20 tháng 3 2016

Friday, March 11, 2016

Xử phúc thẩm vụ án “Thanh niên treo cờ vàng ba sọc đỏ” Nguyễn Viết Dũng: Bản án oan!


“Tôi thì không am hiểu pháp luật mấy nhưng với những căn cứ mà luật sư đưa ra thì tôi thấy bản án 12 tháng tù giam đưa ra đối với con tôi (Nguyễn Viết Dũng) là oan”. Ông Nguyễn Viết Hùng nói bản án 12 tháng tù giam mà Tòa Án Nhân Dân Thành Phố (TAND TP.) Hà Nội đã tuyên phạt người con trai ông là Nguyễn Viết Dũng là oan.
Cali Today News - Sáng nay vào lúc 8 giờ ngày 11/3/2016, TAND TP. Hà Nội (43 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã tuyên án cho bị cáo Nguyễn Viết Dũng về tội “gây rối trật tự”  theo khoản 2, Điều 245 Bộ luật hình sự, có khung hình phạt từ 2 đến 7 năm tù. Kết quả: Tòa tuyên án 12 tháng tù giam, giảm 3 tháng tù giam so với kết quả bản án ở phiên xử sơ thẩm mà Tòa án Quận Hoàn Kiếm đã tuyên cho Dũng trước đó (15 tháng). Mặc dù bản án đã được giảm nhưng cả người thân của Dũng lẫn số đông người dân đến tham dự phiên xử đều tỏ không đồng tình bản án, hầu hết ý kiến đều cho rằng lẽ ra Dũng phải được Tòa tuyên án vô tội...
 
Giảm 3 tháng nhưng vẫn oan  
 
Ngay sau phiên xử kết thúc, ông Nguyễn Viết Hùng là cha của bị cáo Nguyễn Viết Dũng đã cho báo chí, truyền thông biết diễn biến phiên xử như sau:
“Hôm nay phiên tòa phúc thẩm xử em Nguyễn Viết Dũng kết thúc vào lúc 10h15 phút, em nó rất may là được giảm 3 tháng xuống còn 12 tháng (bản án sơ thẩm là 15 tháng).”
Cũng theo ông Hùng, tinh thần và sức khỏe của Dũng hôm nay tốt hơn phiên xử sơ thẩm (xét xử ngày 14/12/2015) rất nhiều. Dũng đã bác bỏ hết mọi cáo buộc tội mà phía tòa án đưa ra và không nhận tội. Lời ông Hùng: “Tinh thần, sức khỏe của Dũng hôm nay rất tốt, vững vàng trước những câu hỏi tòa đưa ra Dũng đều trả lời suôn sẻ... Tất cả những cáo buộc tội từ tòa án, Dũng đều phủ nhận hết. Dũng nói mình làm những việc đúng với pháp luật”.
Về phía gia đình, ông Hùng đánh giá bản án tuy có giảm 3 tháng dành cho Dũng nhưng căn cứ vào những gì luật sư đưa ra để bào chữa cho Dũng ở tòa thì Dũng vô tội, là bản án oan dành cho Dũng.
“Tôi thì không am hiểu pháp luật mấy nhưng với những căn cứ mà luật sư đưa ra thì tôi thấy bản án 12 tháng tù giam đưa ra đối với con tôi (Nguyễn Viết Dũng) là oan.”
 Ông Hùng cũng nói thêm, mặc dù có bực tức với bản án nhưng trải qua một thời gian Dũng ở trong chốn lao tù giờ chỉ còn một tháng nữa thì kết thúc án tù, Dũng và gia đình sẽ đoàn tụ. Gia đình cũng không muốn nói gì thêm.
Về phía luật sư, có 2 luật sư bào chữa cho Nguyễn Viết Dũng sáng nay là luật sư Võ An Đôn và luật sư Nguyễn Khả Thành, giảm 2 luật sư so với phiên xử sơ thẩm, 2 luật sư đã không tham gia bào chữa cho phiên phúc thẩm của Dũng là luật sư Trần Thu Nam và luật sư Lê Luân thuộc Đoàn luật sư ở Hà Nội. Nhận xét về phiên xử, trên trang facebook cá nhân Võ An Đôn đã nêu;
“...Khác với phiên tòa sơ thẩm lần trước, Hội đồng xét xử phúc thẩm sáng nay rất khôn khéo, tạo điều kiện cho luật sư và Viện kiểm sát tranh luận, không ngắt lời bào chữa và áp đặt luật sư như phiên tòa sơ thẩm lần trước, nhưng vẫn không chấp nhận quan điểm bào chữa của hai luật sư là tuyên anh Nguyễn Viết Dũng vô tội...”
Phiên xử kết thúc vào khoảng 10h30 cùng ngày.
 
Đông đảo người dân không đồng tình bản án.
Theo ghi nhận từ ý kiến dư luận, không chỉ phía gia đình bị cáo Nguyễn Viết Dũng mà đông đảo người dân đến tham dự phiên xử phúc thẩm sáng nay cũng không đồng tình bản án mà Tòa tuyên phạt Dũng. Ứơc chừng khoảng 100 người dân ở khu vực Hà Nội đã cầm băng rôn, biểu ngữ  có nội dung đòi trả tự do cho Dũng đến gần khu vực Tòa án thì bị đông đảo lực lượng an ninh ngăn chặn. Và khi phiên xử kết thúc, có một bạn trẻ tên Trần Quang Nam bị lực lượng công an bắt giữ đương khi người bạn trẻ này làm cuộc phỏng vấn luật sư Võ An Đôn về những nội dung liên quan đến phiên xử.
Một bản trẻ hoạt động dân chủ ở Hà Nội tên là Thanh, có mặt tại khu vực trước Tòa án cho biết:
“Khoảng 100 người tham dự phiên xử... Lúc mà luật sư Võ An Đôn ra khỏi tòa thì có bạn Trần Quang Nam đến phỏng vấn phiên tòa như vậy thì Nam bị lực lượng công an đến bắt giữ, đưa về đồn công an số 43 Trần Quốc Toản, phường Trần Hưng Đạo để làm việc”.
Không để bạn trẻ Trần Quang Nam bị phía công an bắt giữ vô cớ, người dân đã đến đồn công an đòi thả người. Kết quả, Nam được trả tự do sau 30 phút bị buộc phải làm việc với những đại diện ngành công an.
Đánh giá bản án phúc thẩm mà TAND TP. Hà Nội đã tuyên án cho Nguyễn Viết Dũng có đúng người đúng tội hay không? Bạn trẻ tên Thanh nói: “Nếu để nói bản án có đúng người đúng tội hay không thì mình thấy không hợp lý, bởi khi Dũng bị bắt đương lúc Dũng đang ngồi uống trà đá với bạn rồi bị bắt về tội gây rối trật tự, chỉ như vậy thôi.”
 
Một bạn trẻ khác tên Tuyến cũng ở Hà Nội đưa quan điểm phản đối bản án:  
“Em thấy họ (Tòa án) kết tội chẳng có căn cứ, một cách vô lý... Nhưng kết thúc chỉ giảm được 3 tháng... Phiên tòa dẫm lên pháp luật Việt Nam. Nhiều phiên tòa trắng trợn như thế nhưng dường như không thể thay đổi.”
Qua tìm hiểu, bản thân Tuyến cũng có người mẹ bị án tù hiện đang bị giam giữ ở Hà Nội vì tội đi khiếu kiện đất đai, bảo vệ tài sản gia đình.
Cali Today xin được nhắc lại, Nguyễn Viết Dũng (sinh năm 1986, ở thôn Trần Phú, xã Hậu Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An), xuất thân từ một gia đình làm nông. Tuy hoàn cảnh gia đình nghèo nhưng Dũng học rất giỏi. Cụ thể; năm 2003 – 2004, Dũng tham dự cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia và đạt giải nhất cuộc thi tháng, giải ba ở cuộc thi quý. Dũng cũng là một trong những người đạt điểm thi vào Đại học cao nhất tỉnh Nghệ An vào năm 2004. Là sinh viên khoa Công nghệ thông tin của Đại học Bách khoa Hà Nội nhưng vào năm 2006 Dũng bị đuổi học vì đi biểu tình chống Trung Quốc.
 Nghỉ học, Dũng về phụ giúp gia đình những công việc nhà và tham gia một số sự kiện để bày tỏ chính kiến cá nhân của mình trước hiện tình đất nước Việt Nam.
 Ngày 2/4/2015, Nguyễn Viết Dũng thành lập Đảng Cộng Hòa và Hội những người yêu quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Ngày 30/4/2015, Dũng treo cờ vàng ba sọc đỏ trong sân nhà làm chấn động cả một vùng quê yên tĩnh.
 Ngày 12/4/2015, Nguyễn Viết Dũng đi tuần hành bảo vệ cây xanh quanh bờ hồ Hoàn Kiếm thì bị Công an quận Hoàn Kiếm bắt giam và khởi tố về tội “Gây rối trật tự công cộng”. Điều đáng nói là có khoảng hơn 100 người đi tuần hành bảo vệ cây xanh cùng với Dũng và có 4 người bạn cùng bị bắt với Dũng nhưng sau đó cả 4 người bạn này được thả, chỉ một mình Dũng bị bắt giam và truy tố.
Ngày 14/12/2015, TAND Quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) mở phiên xử sơ thẩm vụ án Nguyễn Viết Dũng. Tòa tuyên 15 tháng tù giam dành cho Dũng mặc dù trước đó Dũng đưa yêu cầu hoãn phiên xử do sức khỏe không được tốt nhưng bị tòa bác bỏ.
 Cũng trong phiên xử sơ thẩm vụ án Nguyễn Viết Dũng, ở phần tranh luận Chủ tọa phiên tòa liên tục ngắc lời bào chữa của các luật sư, không cho tranh luận, cả bốn luật sư đều bị Chủ tọa nhiều lần cảnh cáo vì nội dung tranh luận. Cả bốn luật sư phản ứng bằng cách đồng loạt đứng dậy bỏ ra về.
 
Nguồn: THIÊN HÀ / Calitoday
Photo courtesy: Lê Văn Sơn, Sang Nguyen, Dung Truong & Trung Nghĩa

Friday, March 4, 2016

Woman Finds Diary Of Man She Loved In World War II Museum


Corporal Thomas “Cotton” Jones served as a marine for the United States military during World War II. Before he was killed by a Japanese sniper in the Central Pacific, he wrote a “last request” to whoever found his diary. He wanted it to be given to Laura Mae Davis, the girl he loved.
Laura Mae Davis did in fact get to read the diary, but it took almost 70 years for her to see it. She was finally able to read her old love’s diary in a most surprising way. In 2013, while she was visiting the National World War II Museum in New Orleans she saw the diary in a display case. She was then 90 years old, and the  discovery brought tears to her eyes. There was no way to predict something like this happening after so many decades.
Her name is now Laura Mae Davis Burlingame. She married an Army Air Corps pilot in 1945. She went to the New Orleans museum to see the display that was commemorating the young marine who had been her high school sweetheart. Mrs. Burlingame expected to see pictures of him and his fellow servicemen and maybe even some articles written about them. But she was absolutely stunned to see the 22-year-old machine-gunner’s diary on display.
The curator Eric Rivet said that in 17 years of working at the museum he had never met someone who was actually mentioned in any of the articles or records on display. He happily facilitated Mrs. Burlingame wish to get a closer look. He also provided her with white gloves to protect the old pages from being damaged by the oil from her skin. The diary had been a farewell gift from her to Jones before he left for the war. The two met in 1941 at Winslow High School where he was a basketball player and she was a cheerleader. The two sweethearts dated throughout high school, but were not engaged. However, Jones did give her his class ring and took her to their prom.
The first entry was written less than a year before his death while he was a private at Camp Elliott in San Diego. In it he described the diary as a history of his days in the U.S. Marine Corps, and most of all declared his love for Laura Mae. It is clear from the diary that he was deeply in love with his girl. He closed the entry with what he dubbed as his life’s last request, which was to please return the diary to her.
Sadly, a sniper shot Jones on September 17, 1944, the third day of the U.S. assault on the Pacific island of Peleliu, in Palau. Peleliu was where the Unites States learned the hard way that Japan had changed their tactics. The battle for this island was the beginning of two and a half months of utter hell. Jones was among 1,794 Americans killed on Peleliu. A total of 7,302 Americans were injured, about 10,900 Japanese were killed, and some 19 soldiers and sailors from Japan became prisoners of war. These figures indicate the ferocity of the battle.
Burlingame was not sure why it took so long for her to get the diary. It turns out the diary originally went to one of Jones’s sisters whom she did not know very well. Jones’s nephew, Robert Hunt, who turned Jones’s artifacts over to the museum in 2001, received the diary some years after Jones was killed but did not pass it on to Burlingame because he was concerned it would cause issues with her marriage. (She said Jones and her husband had been good friends and there would have been no issue.) When Mrs. Burlingame heard that Hunt was collecting artifacts for the museum she gave him pictures and Jones’s class ring, which she had saved all those years.
In Jones’s very last entry on December 1, 1943, he mentioned winning $200 in a game of craps and how he had $320 total saved up. He thought about what a nice Christmas he could be having with his love, and contemplated how he could wire the money back home to her. He was never able to do that, but Burlingame said she was touched at how many times Jones mentioned getting letters from his parents and her. The museum scanned the diary and mailed her a copy. The 4-by-7 inch back inside cover was almost completely covered by her picture, and she had signed it “Love Laurie.”
The last wish of this gallant marine had finally been granted, even though it took almost seven decades.