Thursday, January 28, 2016

DI SẢN NGUYỄN TẤN DŨNG

Ván cờ đã kết thúc Nguyễn Phú Trọng tiếp tục vai trò, Nguyễn Tấn Dũng ra đi không hẹn ngày trở lại.
Sau 20 năm trong Bộ Chính Trị và 10 năm làm Thủ Tướng ông Dũng để lại di sản như sau:
Thứ nhất, nợ quốc tế cao ngất trời. Nợ đến độ không còn ai muốn cho vay. Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Ngân hàng Thế giới phải đặt câu hỏi “Việt Nam sẽ lấy nguồn ở đâu để tài trợ cho chương trình phát triển đầy tham vọng trong 5 năm tới”?
Thứ hai, vay phải trả. Người Việt từ bé đến già mỗi người đã nợ quốc tế hằng ngàn Mỹ Kim và mỗi người mỗi năm phải trả cả vốn lẫn lời hằng trăm Mỹ Kim.
Thứ ba, nợ thay vì đầu tư để phát triển con người như giáo dục, y tế hay phát triển nông thôn thì được đầu tư vào các công trình to lớn không mang lại lợi ích thiết thực như nhà máy lọc dầu Dung Quất, các đập thủy điện, các cao tốc, các đại doanh nghiệp nhà nước… Hệ quả khủng hoảng toàn diện: kinh tế, xã hội, giáo dục, y tế, văn hóa…
Thứ tư, môi trường và tài nguyên khai thác bừa bãi. Tài nguyên kiệt quê môi trường bị hủy hoại.
Thứ năm, một nền kinh tế gia công mua nguyên vật liệu từ ngoại quốc về chế biến xong xuất cảng. Một đất nước dựa trên xuất cảng lao động.
Thứ sáu, một thời kỳ với dân oan bị chiếm đất cao chưa từng có.
Thứ bảy, một guồng máy cai trị đầy tham nhũng. Từ trung ương đến đến địa phương tiêu sài hoang phí, nhiều đơn vị đã công khai vỡ nợ.
Thứ tám, một guồng máy an ninh, được giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc, ước tính ít nhất lên tới 6,7 triệu hay cứ sáu người thì một người làm cho an ninh. Số người chết trong tù càng ngày càng tăng.
Thứ chín, con số tù nhân chính trị cao chưa từng có với phương cách xuất cảng tù nhân trao đổi quyền lợi với Tây Phương.
Thứ mười, nói mà không làm. Biển Đông đã bị Trung cộng chiếm đóng, ngư dân mất quyền ra biển kiếm sống, hải phận, không phận thường xuyên bị xâm nhập.
Đừng lầm tưởng Nguyễn Tấn Dũng là một nhà cải cách. Ông là một nhà cai trị đã triệt để thực hiện các quyết định do Bộ Chính Trị đảng Cộng sản đưa ra. Mọi công khai tranh luận và phân hóa trong đảng thể hiện sự sai lầm do các quyết định và dẫn đến các di sản nói trên.
Việt Nam sẽ gia nhập TPP, gia nhập sân chơi quốc tế, sân chơi của các đại công ty. Đừng lầm tưởng TPP là cứu cánh của tự do dân chủ. Các quốc gia vì quyền lợi Việt Nam một nước đông lao động và lao động rẻ tiền.
Nếu thể chế không thay đổi Việt Nam sẽ mãi mãi là một khu gia công hàng hóa quốc tế. Nhập nguyên liệu người chế biến kiếm sống qua ngày.
Điều đó không có nghĩa là chúng ta quên vai trò Quốc Tế Vận, nhưng cần hiêu rõ tự do dân chủ phải do chính người Việt Nam giành lại.
Đừng mơ cách mạng Việt Nam sẽ xảy ra như Đông Âu hay Miến Điện.
Đừng mơ Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính Trị đảng Cộng sản Việt Nam sẽ thay đổi thái độ với Trung cộng như Bộ Chính Trị đảng Cộng sản Lào đã và đang làm.
Mỗi đất nước có 1 sắc thái riêng một hoàn cảnh riêng. Muốn Việt Nam thoát cộng thoát Tàu cần hiểu rõ và dựa vào khả năng có được của chính dân mình. Việc tới sẽ tới Việt Nam rồi cũng có tự do dân chủ.
Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
27/01/2016

Luật chơi” Nguyễn Phú Trọng định đoạt số phận Nguyễn Tấn Dũng


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chính thức bị loại khỏi cuộc đua quyền lực sau khi đa số các đại biểu tại đại hội 12 chấp thuận “nguyện vọng xin rút” của ông này.
 Kết quả bỏ phiếu vừa được tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng công bố vào tối ngày 25/1/2016. Theo đó, ông Dũng và 22 trường hợp còn lại đã không giành đủ trên 50% số phiếu để tiếp tục được ra tái cử. Một lần nữa, Nguyễn Phú Trọng đã chiến thắng áp đảo bằng “luật chơi” do chính mình đặt ra.
 
  (Như tôi có viếttrước  tình hình chính biến đã đến lúc biển chuyển nhanh ngư gió)
Lúc 20 giờ tối, ngày 25/1/2016, Nguyễn Phú Trọng loan báo thông tin về cuộc bỏ phiếu quái đản nhất trong lịch sử thế giới, kết quả: đa số đại biểu chấp thuận “đơn xin rút” của ông Dũng.
Với quyết định 244 và sự đỡ đầu của Bắc Kinh, một giàn “tứ trụ” thân Tàu mới sẽ thành hình với tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, chủ tịch nước Trần Đại Quang và chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân (bà Ngân mặt buồn hiêu vì bị cưởng hiếp vào đội ngủ mà bà không thích)
Trong ngày mai, 26/1/2016, đại hội sẽ tiến bầu chọn ra ban chấp hành trung ương khoá 12. Số phận của hai người con Nguyễn Tấn Dũng là Nguyễn Thanh Nghị và Nguyễn Minh Triết cũng đang ngày càng trở nên u ám
 
Thất bại này cũng đồng nghĩa với việc ông Nguyễn Phú Trọng, 72 tuổi, sẽ là ứng cử viên “độc diển” duy nhất cho chiếc ghế Tổng bí thư tại đại hội 12.
Đại Hội 12 còn hai ngày nữa mới kết thúc, nhưng chiến trận thì đã dừng. Phần tiếp theo của cuộc diễn đã không còn gì hấp dẫn nữa. Ông Dũng, đã xếp giáo, quy hàng. Ông Trọng cũng đã gác kiếm, nhưng vẫn chưa hết hoảng loạn. Cuộc chiến đã kết thúc. Người ta tưởng đã có kẻ thắng, người thua. Nhưng nhìn gần một chút sẽ thấy chẳng có ai thắng.
 
Ông Dũng đương nhiên phải thua, dù kể cả đối thủ của ông không phải là đương kim TBT. Bởi vì vũ khí duy nhất của ông là công cụ tham nhũng. Lực lượng ủng hộ ông là những kẻ hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp đang hưởng lợi từ tình trạng tham nhũng hỗn loạn hiện có … 
 
             NHẬN XÉT VỀ XÃ HỘI VIỆT NAM
Ông Nguyễn Phú Trọng, ông Nguyễn Tấn Dũng, hay một ai khác sẽ làm Tổng bí thư thì cũng vậy mà thôi. Đây không phải là chuyện của các ông, mà là chuyện của thế lực đứng sau mỗi ông. Thế lực đó, dư luận chung đã nhận định là hai thế lực chính: thế lực của Trung Quốc ủng hộ phe ông Trọng cố giữ chủ nghĩa Xã Hội để tiếp tục khống chế Việt Nam, và thế lực của những người chống đối lại thế lực trên, nhiều người thuộc thế lực này ủng hộ ông Dũng như một đối trọng với thế lực trước. Đó là lý do chúng ta hy vọng vào Bonesman Kerry sẽ đến Bắc Kinh áp lực TCB phải làm những gì trong cơ mật đã ký kết mà Bắc Kinh phải giải quyết cho sự thống nhứt Triều Tiên và VN.
 
     “Không sao sau khi Bonesman Kerry qua Bắc Kinh sẽ cho tướng Nguyễn Chí Vịnh thực hành kế hoặch Bêta theo trường hợp Emergency vì kế hoặch Alpha bị đổ vở..!”
 
    Thử rờ mu rùa bói quẻ đầu năm.
Như tôi đã viết chuyện thống nhứt Triều Tiên và VN là do công cụ của Mỹ là Bắc Kinh phải lo giải quyết và Mỹ chỉ để mắt xem TQ có làm như những gì đã cam kết giữa Mao và Harriman là giao cho Mao thống nhứt Hoa Lục trước rồi tới VN và Triều tiên sau cuối.
Vì thế, việc đình hoãn phiên họp giải quyết tình hình Syria đang quan trọng nầy có vài lý do; mà trong đó có lý do liên quan đến tình hình Việt Nam và Trung Quốc nên Ngoại trưởng Hoa Kỳ John  Kerry sẽ đến Bắc Kinh họp riêng với Chủ tịch Tập Cận Bình và người đồng nhiệm là Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị vào ngày 27-1-2016 tới đây.
Ngày Đại hội Đảng csVN bầu phiếu chọn "Tứ Trụ" vào hôm 27-1-2016 thì cũng chính là lúc Ngoại trưởng John Kerry đến Bắc Kinh để đánh ván bài Việt Nam vừa đúng lúc. Hãy chờ
 
Vụ bầu cử "Tứ Trụ" trong Đại hội Đảng lần thứ XII của Đảng csVN đang muốn giúp TQ thay đổi "địa chính trị" tại Á Châu - Thái Bình Dương. Báo Time của Mỹ hôm 20/1/2016 đã có bài viết về Đại hội Đảng csVN kỳ thứ 12 nói rằng "có 3 điều nên biết về đại hội đảng cộng sản Việt Nam sắp tới:
 
-Thứ nhất, đảng csVN không luôn luôn nhất trí với nhau
 
-Thứ nhì, tình cảm bài Trung Quốc giờ đây đã trở thành một lực chính trị trong nước
 
- Thứ ba; kết quả của Đại hội Đảng sẽ tác động đến các vấn đề địa chính trị khu vực cũng như các quan hệ đang tăng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ".
 
Hoa Kỳ chuyển trục về Châu Á - Thái Bình Dương nên chắc chắn không thể để yên cho Trung Quốc thao túng trên Biển Đông và chiếm lấy Việt Nam một cách dễ dàng. Để đề phòng Trung Quốc đưa quân vào Việt Nam theo yêu cầu của Bí thư Quân Ủy Trung Ương là Tbt Nguyễn Phú Trọng, hôm 21-1-2016 Hoa Kỳ đã đưa Hàng không Mẫu hạm Nguyên tử USS John C. Stennis (CVN-74) đến vùng biển sát Biển Đông. Trong khu vực nầy hiện đang có Hạm Đội Thái Bình Dương (United Sates Pacific Fleet) gồm 250.000 Hải quân và Thủy Quân Lục Chiến, 2.000 máy bay các loại, 200 tàu chiến các loại.
 
Ngoài ra Hàng không Mẫu hạm nguyên tử USS George Washington (CVN-73) đang có mặt tại Thái Bình Dương dự tính di chuyển về Trung Đông nay được lệnh ở lại cho đến sau khi Đại hội Đảng csVN kỳ thứ 12 kết thúc để phòng ngừa bất trắc các hành động quân sự của Trung Quốc có thể can thiệp trực tiếp vào Việt Nam và Biển Đông.
 
Lần nầy Trung Quốc chọn bảo vệ an toàn kinh tế tài chánh hay sẽ chọn Tbt Nguyễn Phú Trọng?
Nhờ lại vào thời điểm sách lược “roll back 2010-2020”, ngày 02-9-2010, qua bài viết “Những sự kiện xảy ra trong ngày 02-9-2010 tại Hoa Kỳ đang làm Trung Quốc phiền long như bị phục kích”, ký giả Hạnh Dương đã loan báo trước rằng nhân vật sẽ nắm chức Tổng Bí Thư đảng Cộng sản Việt Nam sẽ là ông Nguyễn Phú Trọng lúc đó đang là Chủ tịch Quốc hội csVN tại Hà Nội. Bài viết nầy được phổ biến rộng rãi trên các Diễn đàn Internet và được lưu trong phần tài liệu của VietPress USA tại:
  Link:http://www.vietpressusa.com/2012/08/tin-loan-nhung-su-kien-xay-ra-trong.html. Mãi đến ngày 19-1-2011, Đại hội Đảng csVN lần thứ XI đã bầu ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí Thư. Như vậy Hạnh Dương của VietPress USA đã nói trước 4 tháng 17 ngày việc ông Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng Bí thư Đảng csVN kỳ Đại hội XI.
Nay Đại hội Đảng csVN lần thứ XII họp, Tbt Nguyễn Phú Trọng quyết độc diễn theo lệnh của Trung Quốc để chiếm lấy chức Tổng Bí Thư mà ông gọi là "Kế thừa" theo kiểu Vua Chúa ngày xưa cha truyền con nối, hay theo cách gia đình trị của gia đình Kim Jong-Un hay gia đình trị Bashar al-Assad.
TQ đang bị đánh sụp kinh tế tài chánh; nên trình diễn màn Hàng Không Mẫu Hạm và lập các phi trường tự bồi đáp trên Biển Đông (chỉ cần 2 hoả tiển Tomahaw là xong). Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry đến tặng Lào USD19.5 Triệu để lo tháo gỡ mìn bẫy sót lại trong chiến tranh. Mỹ hứa giúp Lào và Cambodia các chương trình cải thiện vùng hạ lưu sông Mekong và các phát triễn khác. Ngoại trưởng John Kerry đến Lào và Cambodia là hai nước mà TQ lâu nay đặt vòi vào; nhưng nay Mỹ chính thức bước vào thì TQ sẽ hoàn toàn bất lợi nếu có mưu định gì với Tbt Nguyễn Phú Trọng nhằm thay đổi địa chính trị ở Việt Nam và Biển Đông thì làm gì Mỹ không phùng man trợn mắt chết sống với TQ.
 
Có lẻ nhiều vị đang trông tin đáp số Đại Hội 12 CSVN ra sao, thì đến nay toàn nhửng dự đoán, ước đoán kể cả tin vịt cồ, kể cả Trần Dần xũ quẻ 3/X đi đoong nửa … Xin tạm đọc bản tin này vì tưong đối thực tế hơn so với sự mong muốn của nhiều người …thì cứ luận cổ suy tân: “So sánh hiện tình bây giờ như Kịch bản theo thời chiến như là giai đoạn chuyễn tiếp TT Thiệu bị Mỹ cưỡng bức giao cho TT Trần Văn Hương … đang ngang với thời điểm chuẩn bị giao cho Dương Văn Minh … mà người dân đang nghi ngờ giao cho tướng Minh coi như xong là giao cho MTGPMN = Hà Nội … bây giờ NTD giao cho NPT coi như xong … đáp số theo TT Obama tuyên bố “không quan tâm thay đổi thể chế VN … (như Bonesman Kerry móm trước cho Obama) là giao cho Nhóm trẻ Fulbright = Đệ-3 Cộng Hoà với vũ khí Mỹ để đối đầu với TQ ./.!?
 
Dự trù có cuộc binh biến nhẹ sau tin biến mặt mũi NTD máu me trên TV, Chủ tịch Hội đồng Chỉnh lý tướng NCV phải ra tay làm C&C để điều hành và khống chế hoạt cảnh. Nếu có thay đổi họa chăng là có một cuộc chính biến hơn là cuộc đảo chánh có tiếng súng. Điều nầy có khả năng sẽ xảy ra theo chương lịch kịch bản có thể:
 
(Lập lại hiện tượng dân oan 3 Miền) Hiện tượng khơi màu là vụ Nguyễn Phú Trọng đem nhiều ngàn quân, vũ khí trang bị tận răng, có cả xe tăng thiết giáp nói là để bảo vệ cho đại hội đảng. nhưng thực ra lực lượng nầy nằm trong tay tướng Nguyễn Chí Vịnh mục đích là bảo vệ người dân nếu lảnh tụ nào dám làm ngược lại thì phải lảnh hậu quả .. rỏ ràng như vậy nên không có sự kiện Tử Vì Đạo tại giáo xứ Mỹ Yên như đã qua.
 
Cảnh đó làm kẻ viết bài nầy liên tưởng đến xe tăng thiết giáp của quân cộng sản Nga Xô, đem về thành phố Moscow tháng 8 năm 1991, và chính quân lính và xe tăng đó đã lật đổ chế độ cộng sản tại Nga ngày 25 tháng 12 năm 1991. Tương tự như vậy, không biết tin đồn Trọng lú bị tố cáo tội bán nước có thật hay không, mà thấy mặt ông thất thần tái mét, và có bao giờ bị ép làm vật tế thần như Thích Quảng Đức không? Nếu là thật thì việc đó có thể trong Tam đầu chế hoặc một sĩ quan chỉ huy tướng Tố Lâm đại diện đơn vị chĩnh lý, sẽ lãnh đạo nhóm quân giữ an ninh cho đại hội làm chính biến, có khả năng sẽ xảy ra. Những người “lính cụ Hồ đúng nghĩa” đã cùng một lòng với nhân dân, oán hận chế độ bán nước tham nhũng, nên sẽ dùng vũ khí Mỹ + Do Thái trang bị tận răng đó để lật đổ đảng cộng sản Việt Nam do người em cùng huyết thống với 3/X.
 
      Hiện tượng thứ hai xảy ra rất bất ngờ, mà từ trước đến nay chưa từng có:
“Sáng ngày 19/1/2016 Dân Oan 3 miền biểu tình tại trụ sở tiếp dân của trung ương đảng và nhà nước số 1 Ngô Thì Nhậm - Hà Đông hô to những khẩu hiệu, yêu cầu phế truất đảng cộng sản do Tam đầu chế + Việt Tân dựng lên, “Đảng CS tham nhũng, đảng CS không xứng đáng lãnh đạo nhân dân, đả đảo đảng cộng sản....”. Hiện tượng nầy nói lên lòng căm phẩn đối với bè lủ việt cộng bán nước đã đến tột cùng. Người dân biết rằng biểu tình chống đảng cộng sản công khai là sẽ bị trù dập, bị tù, bị đánh đập và có thể sẽ bị chết trong đồn công an, nhưng dân cứ vẫn hiên ngang biểu tình tại Hà Nội, tại cái hang ổ cuối cùng của cộng phỉ vì đã đến cái mốc thời gian decent interval rồi.
 
Như các bài trước, Secret Society thi hành huấn thị điều hành SOP thời chiến giúp Hà Nội chiến thắng trên đường phố Washington DC và thời hậu chiến cũng diển ra trên đường phố thủ đô Hà Nội giúp người dân đòi lại quyền làm chủ thực thi lời tướng độc nhản cò mồi Do Thái Moshe Dayan: “Muốn thắng cs hảy để cs chiếm miền nam trước …!” 
 
Nhìn những hiện tượng trên, nó khích lệ cho toàn thể đồng bào đang hoặc đã có lòng tranh đấu cho một Việt Nam không cộng sản, có thêm đầy đủ dũng khí, tranh đấu sống còn với bầy đàn cộng sản bán nước cầu vinh, tất cả tràn ra xuống đường đòi lại biển đảo.
Ngọai trừ những tên cộng sản Việt Nam vẫn còn trung thành vì quyền lợi sống còn với chủ nghĩa cộng sản, vẫn còn thần phục và làm tay sai cho bọn Hán cộng, người Việt Nam chân chính nào cũng nhận biết rằng, cộng sản không thể cải cách hay sửa đổi, mà phải bị tiêu diệt, mới mong mầm móng nhân họa của nhân lọai biến mất trên trái đất nầy.
 
     Đại hội 12: ‘Thái tử đảng Fulbright’ thắng thế (tướng trẻ Đức Chung được giao nhiệm vụ nội an, Nhóm trẽ Nguyễn Xuân Anh Đà Nẳng … trong khi Thayer, gs London HK, Hoàn cầu thời báo chĩ định NTD sẽ là TBT riêng tác giả lắt đầu … vì “no more communist” thì làm gì có TBT
Đây có thể là lá bài Secret Society đã đáp lể xúi bẫy NTD ăn cức Gà thả giàn cho tham nhũng thoả mái, vì đây là tội cu cậu Dũng ơi, nên thôi thì "hy sinh đời bố củng cố đời con" của Mr. Dũng, nhưng cũng có thể là bài "thế chấp con" trong khi chú em Chí Vịnh làm C&C- Jonathan london biết cái gì về VN nầy mà nói kể luôn gs Giáo sư Carl Thayer cũng bị nhốt trong hủ ve keo “World Paranoia” cùng người Việt nên nhận thức cũng chật hẹp vì dung tích quá nhỏ nên tác giả thông cảm (xem lại bài dài TT Dũng sẽ…” để biết chi tiết), tự xưng là dạy đai học HK .. viết từ lâu về Dũng sẽ làm TBT
 
VN có câu "đời cha ăn mặn đời con khát nước". Ông Dũng sợ con trai Nghị và Triết  "khát nước" nên cho vào "nhà nước sớm" cho chắc ăn vì 2 cậu đều đúng tiêu chuẩn Nhóm Fulbright chớ bộ! Trước khi Đại hội 12. Nay thì hy vọng 2 cậu Nghị + Triết không còn chết khát nữa nhưng... có thể chết ngộp. Nhưng đừng lo ông Chú Chí-Vịnh sẽ bảo trọng gia phả!
 
   Phải công bình nhận xét: Tôi cho rằng nhìn vào gia đình của Nguyễn Tấn Dũng thì nhiều người trong thế giới phải ngưỡng mộ mới đúng: Vợ chồng rất đẹp đôi; con cái lớn lên chịu khó học hành thì thành đạt là điều tất nhiên. Phải nói cũng nhờ cơ may được CIA móc nối nên chuẩn bị tương lai cho Con có chồng Mỹ. Trong khi nhiều nhà có bố mẹ làm quan TƯ hẳn hoi nhưng chẳng chịu học hành gì, tiêu tiền như rác (Vì tiền đó đâu mất mồ hôi làm ra mà do bố mẹ nó cướp của người khác) chơi bời vô độ. Bọn chóp bu CS hay nhỏ nhen, ghen tỵ thì lu loa lên chứ nếu Nguyễn Tấn Dũng mà tham nhũng thì chắc mấy đứa con đã hỏng hết. Đúng ra nếu xã hội văn minh thì phải đưa gia đình của Nguyễn Tấn Dũng vào loại mẫu mực cho các gia đình khác học tập mới phải.
 
    (CIA nhúng tay qua Chí Vịnh) Rất nhiều ý kiến cho rằng ông Dũng đã cho các công ty Trung Quốc vào những vùng cấm của Việt Nam gây ra phản ứng mạnh mẽ từ các nhân sĩ, cán bộ cao cấp và nhân dân (trong thế Bênh Kẻ Mạnh). Chúng ta cần tường tận cách điều hành nhà nước của ĐCS Việt Nam đó là “Tập thể quyết định, cá nhân phụ trách". Do vậy việc thành lập và thất bại của các tập đoàn kinh tế nhà nước được CIA khai thác triệt để, đặc biệt là sự xâm nhập của TQ là quyết định tập thể của 16 ông vua trong Bộ Chính Tri. Ông Dũng có gan hùm cũng không dám tự quyết
 
*Dùng môn vỏ và sức mạnh của địch để hạ địch thủ qua dĩ độc trị độc. Quả là một thương lượng hoàn hảo, trong cuộc tranh giành quyền lực do Secret Society sếp đặt theo đường lối hành động của kịch bản. Sự nghiệp chính trị của Ba X, kể như chấm dứt, nhưng quyền lực của ông ta đã "dịch chuyển" đến một lãnh vực khác trong tương lai, ảnh hưởng của ông ta vẫn trải rộng trong Đảng kể cả khi ông ta rút lui, một cuộc rút lui, hạ cánh có "điều kiện" do Secret Society xề cái lưng cõng ra khỏi lưng Cọp đang đói lòi 3 sườn nhe răng chờ quằm cho được con mồi.
 
 Rõ ràng đa số người dân trong nước và Quốc tê muốn ông Dũng trở thành Tổng bí thư, nhưng Bonesman Kerry không được vì mang tội làm xụp đổ nền kinh tế (do CIA Xúi       nên Thế Chấp 2 đứa con vào tròng dưới sự bao che của họ …)
 
Ông Nguyễn Thanh Nghị, Bí thư tỉnh ủy Kiên Giang, là một trong 200 ủy viên trung ương mới được Đại hội đảng 12 bầu vào Ban chấp hành trung ương đang xong xáo vào mặt trận chính trị vào thời điểm đầy khó khăn nguy biến đang lúc Đại hội Đảng cho người cha đang làm Thủ tướng rút khỏi danh sách đề cử
Đại hội đảng ở Việt Nam hôm nay đồng ý cho 29 ứng viên có nguyện vọng không tái cử, trong đó có ông Nguyễn Tấn Dũng, rút khỏi đề cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12
 
  • Đại Hội Đảng 12: Gay cấn, hồi hộp tới phút chót
  • Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ‘xin rút’, ông Trọng ‘ở lại’
  • Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng 'không nằm trong danh sách đề cử'
  • Nhà mạng Việt Nam chặn tin nhắn có tên các lãnh đạo chủ chốt?
  • Nhiều đồn đoán về Đại hội đảng 12 ở Việt Nam
  • Xây khu tưởng niệm cho thấy xu hướng cứng rắn với TQ trong ĐCSVN'
  • Video Đảng CSVN sẽ đưa một nhân vật bảo thủ trở lại chức Tổng Bí thư là NPT?
     
         Con trai cả của ông Nguyễn Tấn Dũng mới được bầu vào cơ quan quyền lực của đảng, gồm 200 ủy viên, một ngày sau khi Thủ tướng Việt Nam chính thức rút khỏi cuộc đua giành chức Tổng bí thư với ông Nguyễn Phú Trọng.
     
    Ông Nguyễn Thanh Nghị, Bí thư tỉnh ủy Kiên Giang, là một trong 180 ủy viên chính thức mới được Đại hội đảng 12 bầu vào Ban chấp hành trung ương.
     
    Một quan chức trẻ tuổi khác, con của cựu quan chức Việt Nam, cũng nằm trong danh sách này là ông Nguyễn Xuân Anh, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng.
     
    Cả ông Nghị và ông Anh đều từng nằm trong số hơn 20 ủy viên dự khuyết của Ban chấp hành trung ương khóa 11. TT Obama sẽ bắt tay Nhóm trẻ Fulbright sẽ lãnh đạo đất nước VN mà tác giả đã đoán trước ông Obama sẽ không qua VN là vậy, chưa kể tác giả đả tiên đoán trước trung úy phản chiến Kerry phải làm BTNG để giải quyết chính tình VN và Bonesman Kerry phải nháy mắt Obama cách chức BTQP Chuck Hagel vì chưa qualify cái Job BTQP phải giao cho bà Michèle Flourney thay thế làm BTQP để đối đầu với TQ về Biễn Đông … cái nầy tác giả trật vì giờ 25 bà Flourney phone thẳng cho Obama từ chối BTQP để làm tướng quân Chung Vô Diệm với Trưng Trắc Hillary vào đầu năm 2017. Chứng cớ link dưới:
     
  • Obama's micromanaging style seen as hindering search for ...
    www.al.com/news/index.ssf/2014/11/obamas_micromanaging_style_see.html
    Obama's micromanaging style seen as ... Barack Obama looking to Defense Secretary Chuck Hagel as he ... Michele Flournoy called Obama to take ...
     
    Hai người thuộc một loạt con cái quan chức Việt Nam “lên như diều gặp gió” ở các cấp chính quyền thời gian qua là có sự gụt đầu của các chính khách Bonesmen như Mc Cain, Kerry, Hillary, Bushes …
     
    Hai cán bộ trẻ cùng 40 tuổi thuộc Nhóm Fulbright chịu khó học hỏi trao dồi vỏ công, mà nhiều người gọi là “thái tử đảng Fulbright”, đã “gây bão” dư luận năm ngoái, sau khi “lập kỷ lục” bí thư tỉnh ủy và bí thư thành ủy trẻ tuổi nhất Việt Nam mà vừa qua ở Đà Nẳng ông Xuân Anh đã pass trắc nghiệm và thủ đô Hà Nội dữ dội hơn phải dùng tướng trẻ Nguyễn Đức Chung con gà của chủ tịch Hội Đồng Chĩnh Lý.
     
    Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã không được sự ủng hộ của các đồng chí trong đảng nên có vẻ là thời gian của ông sẽ kết thúc ở đây. Nhắc lại trùng hợp giai đoạn Quốc Hội VNCH đang tư lự cân nhắc tướng DVM có giao nước cho cộng sản không?” Thình lình có lịnh gì đó tất cả đểu thuận cho tướng Minh giống y chang giờ chót 75% bỏ hết cho NPT. Với sự hiểu ngầm ai chống lại khi lính BV vào thì như Sarit Matax rán chịu.
    Nhưng các dân biểu vẩn đi ở tù gọi là học tập cải tạo. Riêng Nguyễn Xuân Phong bàn liên hợp hoà đàm Paris được Kissinger gởi gấm cho Lê Đức Thọ xin miển hoc tập cải tạo. nhưng Sáu búa Thọ vẩn cho đi tù như thường, nhưng 5 năm vừa đủ điều kiện qua Mỹ dạng HO, nhưng NXP quê quán cũng không cần đi Mỹ mà chi.
     
        Chưa rõ sẽ có những xu hướng đối với chính trị Việt Nam như thế nào. Tiến sỹ Jonathan London, Đại học Thành thị Hong Kong, nói.
    Trong khi đó, theo các nguồn tin trong nước, đương kim Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã giành số phiếu cao trên 80%.
     
    Cuộc bầu bán này diễn ra một ngày sau khi đại hội đảng  ở Việt Nam đồng ý cho 29 ứng viên có nguyện vọng không tái cử, trong đó có ông Nguyễn Tấn Dũng, rút khỏi đề cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12.
     
    Dù Thủ tướng Việt Nam chưa lên tiếng bình luận về dự định sắp tới của mình, tiến sỹ Jonathan London từ Đại học Thành thị Hong Kong nhận định rằng sự nghiệp chính trị của ông Dũng coi như chấm dứt ở đây. Ông nói thêm với VOA Việt Ngữ:
     
    “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã không được sự ủng hộ của các đồng chí trong đảng nên có vẻ là thời gian của ông sẽ kết thúc ở đây. Chưa rõ sẽ có những xu hướng đối với chính trị Việt Nam như thế nào. Trong số những người lãnh đạo, tôi chưa thấy có ai có những quan điểm rõ nét và vì thế, tôi dự đoán là sẽ không có thay đổi lớn nào đối với xu hướng của đất nước và bản chất chính trị ở Việt Nam.”
     
    Dù không trái với nhiều dự đoán, quyết định của Đại hội 12 đối với việc “xin rút” của ông Dũng vẫn gây ra những thất vọng đối với không ít người sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam.
     
         QUEENBEE-1

Hồi ức của một sĩ quan tuỳ viên ĐT Cao Văn Viên .

 
(Viết để tưởng nhớ hai bạn cùng khóa là Vũ Ngọc Hồ Paul và Nguyễn Anh Tuấn cũng từng là tùy viên và đã yên giấc ngàn thu ở quê nhà).

Cuối năm 1966, khi tôi đang làm trưởng ban 3/TĐ.41/BĐQ thì được lệnh về trình diện văn phòng Tổng Tham Mưu Trưởng.
Khi đến trình diện mới biết là do Quách Tinh Cần khóa 20/VB giới thiệu để thay thế Cần chuẩn bị đi du học Hoa Kỳ về khóa điện tử 4 năm.

Bắt đầu công việc mới trong đời binh nghiệp nên có rất nhiều bỡ ngỡ, nhưng dần dần cũng quen, rồi thích ứng cũng mau, hằng ngày đi làm việc theo thầy, thầy bảo gì làm nấy, bảo sao làm vậy. Nhưng điều tôi ghi nhớ cái đặc điểm đầu tiên của Đại Tướng Cao Văn Viên là mỗi khi ra lệnh cho tôi làm điều gì, ông thường hỏi:
_ Có hiểu rõ tôi nói không? Có cần hỏi thêm gì không?
Sau cùng ông nhắc nhở rằng:
_ Những gì tôi bảo chú làm, nếu lúc thi hành gặp trở ngại hay không biết thì suy nghĩ, chừng nào suy nghĩ không có kết quả thì hỏi tôi.
Từ dạo ấy, thời gian của tôi bắt đầu dính liền với thời gian của ông thầy, bất kể ngày đêm, cuối tuần hay lễ lạc gì cả. Có khi tôi phải ở lại nhà của ông thầy hai ba ngày liên tiếp, đề phòng khi có những cuộc họp khẩn cấp bất thường, vì thời gian ấy tình hình rất nhiễu nhương, nội các của ông Nguyễn Cao Kỳ bắt đầu có sự rạn nứt với ông Nguyễn Văn Thiệu, Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia. Vì khi Hiến Pháp Đệ Nhị Cộng Hòa do Quốc Hội Lập Hiến sẽ ban hành vào ngày 1/4/1967 thì cả hai ông Thiệu và Kỳ đều có ý định ra ứng cử tổng thống.
Khoảng thời gian này Hội Đồng Tướng Lãnh thường xuyên hội họp nên tôi cũng thường gặp Vũ Ngọc Hồ Paul xách cặp theo Tướng Thắng và Bùi Văn Đoàn theo Tướng Chinh, khi quý vị tướng lãnh họp đấu đá thì ba chúng tôi, nhửng thằng cùng khóa 19VB cũng họp đấu … láo bên lề. Ngoài ra cứ mỗi tháng ông thầy bay ra vùng I để duyệt xét thi hành kế hoạch “AB” thì tôi lại được gặp Nguyễn Văn Hóa (W.P) là tùy viên của Tướng Trưởng TL/SĐ.1BB.
Thời gian dần trôi qua, ngày 1/4/67, bản Hiến Pháp Đệ Nhị Cộng Hòa được ban hành thì hai vị tướng chủ tịch của hai ủy ban là Tướng Nguyễn Văn Thiệu và Tướng Nguyễn Cao Kỳ cùng thành lập hai liên danh khác nhau ra tranh cử Tổng Thống.

Liên danh của Tướng Thiệu thì ông Trình Quốc Khánh đứng phó TT.

Liên danh Tướng Nguyễn Cao Kỳ thì luật sư Nguyễn Văn Lộc đứng phó tổng thống.

 Đến lúc này thì sự chia rẽ càng rõ rệt và sự rạn nứt càng gay gắt giữa các tướng lãnh với nhau. Các vị ấy đã phân chia ranh giới công khai như sau:

Các tướng lãnh ngả hẳn theo Tướng Nguyễn Cao Kỳ gồm có:

Lê Nguyên Khang, Nguyễn Đức Thắng, Nguyễn Bảo Trị, Nguyễn Ngọc Loan, Hoàng Văn Lạc, Linh Quang Viên …

Các tướng ngả hẳn theo Tướng Nguyễn Văn Thiệu gồm có:

Trần Ngọc Tám, Nguyễn Văn Là, Hoàng Xuân Lãm, Chung Tấn Cang, Lâm Quang Thi , Lâm Quang Thơ , Dư Quốc Đống, Phạm Quốc Thuần, Trần Văn Chơn, Nguyễn Văn Minh…

Các tướng trung dung gồm có:

Cao Văn Viên, Vĩnh Lộc, Trần Văn Minh (KQ), Nguyễn Văn Mạnh …

Lúc bấy giờ dinh Độc Lập chia làm hai bên, từ trong nhìn ra cổng thì Trung Tướng Thiệu ở bên phải, Thiếu Tướng Kỳ ở bên trái mà cả hai bên gần như có hàng rào ngăn cách ở giữa, không bên nào qua với bên nào! Thậm chí khi Tướng Thiệu, với tư cách là Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia triệu tập phiên họp thì Tướng Kỳ không qua tham dự. Và ngược lại, với tư cách là Chủ Tịch UBHPTU, Tướng Kỳ triệu tập phiên họp thì Tướng Thiệu không sang.
Thấy tình trạng chia rẽ trầm trọng như vậy, Đại Tướng Cao Văn Viên mời Hội Đồng Tướng Lãnh họp ở Bộ TTM để kêu gọi đoàn kết ngỏ hầu có đủ sức mạnh để chống CS. Sau vài phiên họp ở Bộ TTM, tình hình êm dịu dần trở lại, các tướng lãnh có vẻ gần gũi với nhau hơn. Cuối củng hai Tướng Thiệu và Kỳ đồng ý cùng đứng chung với nhau trong một liên danh để ứng cử tổng thống.
Nhưng khổ một nỗi không ông nào chịu đứng vị trí số 2, tức là phó tổng thống. Thấy không có cách nào giải quyết được vấn nạn này nên chẳng đặng đừng, buộc lòng Đại Tướng Viên phải nghĩ ra một cách khác, dù thực tâm ông không muốn chút nào, đó là mời Đại Sứ Mỹ Bunker, Phó đại Sứ William Colby và Đại Tướng Westmoreland đến dự bữa cơm tối tại tư gia đại tướng, đề nhân dịp này ông tham khảo ý kiến các giới chức kể trên.

Nói một cách tổng quát thì ý kiến các vị này như sau:

1/Đại Tướng Westmoreland: “Tướng Kỳ hoạt bát năng động hơn Tướng Thiệu. được lòng quân đội hơn Tướng Thiệu, nói tiếng Mỹ thạo hơn Tướng Thiệu, nếu Tướng Kỳ ở vị trí số một thì thuận lợi hơn”.

2/Phó Đại Sứ William: “Tính nết Tướng Kỳ bốc đồng, hay phát biểu linh tinh, thiếu suy nghĩ, không được lòng các chính khách kỳ cựu trong nước. Hơn nữa, theo chỗ tôi thăm dò thì những vị lãnh đạo các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Singapour, Lào, Campuchia và nhất là Tưởng Giới Thạch của Đài Loan và Phắc Chánh Hy của Nam Hàn thích Tướng Thiệu hơn Tướng Kỳ”.

3/ Ông Đại Sứ Bunker, mà báo chí gọi là “ông già tủ lạnh” phát biểu:

_ “Chính phủ Hoa Kỳ muốn có một Tổng Thống VNCH gốc tướng lãnh để điều hành cuộc chiến chống CS, mà hiện nay hai ông Thiệu và Kỳ chịu đứng chung trong một liên danh là hợp với mong muốn của chính phủ HK rồi, còn việc ai số một, ai số hai là do nội bộ các tướng lãnh Việt Nam thu xếp. Nhưng theo ý tôi, quân đội đã có truyền thống giữ tôn tri trật tự, tôn trọng hệ thống quân giai, cấp nhỏ phải phục tùng cấp lớn. Vậy Đại Tướng (Viên) họp các tướng lãnh lại giải quyết theo hướng đó có lẽ sẽ ổn thôi”.

Qua lời phát biểu của Đại Sứ Bunker, Đại Tướng Viên hiểu ý “ông già tủ lạnh” muốn ông Thiệu đứng số một.

Buổi cơm diễn ra tối Thứ Bẩy thì sáng hôm sau Chúa Nhật, Đại Tướng bảo tôi gọi mời bốn vị Tư Lệnh vùng, Tư Lệnh Hải Quân, Tư Lệnh Không Quân và vài tướng lãnh trong Bộ TTM, vào lúc 8 giờ 30 sáng Thứ Hai, đến văn phòng TTMT họp để giải quyết vấn đề liên danh Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ. Riêng hai ông Thiệu và Kỳ thì đích thân Tướng Viên mời họp bằng điện thoại riêng.
Sáng Thứ Hai hôm ấy, không khí phòng họp rất căng thẳng, gương mặt của các tướng đăm
chiêu lầm lỳ, chẳng ai hé môi cười. Lần này Đại Tướng Viên chủ tọa buổi họp, sau khi ông phát biểu vài lời khai mạc và cho biết mục đích của buổi họp xong thì Tướng Hoàng Xuân Lãm TL vùng I có ý kiến đầu tiên như sau:
_ “Thứ nhất, Trung Tướng Thiệu đang giữ vai trò quốc trưởng, Thiếu Tướng Kỳ đang giữ vai trò thủ tướng.
 Thứ hai, nói về thuần túy quân đội, Tướng Thiệu cấp bậc lớn hơn, có thâm niên quân vụ hơn Tướng Kỳ. Vậy theo ý tôi, Tướng Thiệu ở vị trí số một là hợp lý”.

Thiếu Tướng Kỳ phản ứng:

_ “Chúng ta nên xét theo năng lực, không phải ai lớn lon, lớn tuổi là điều hành đất nước tốt hơn. Bằng chứng là trong thời gian hai năm vừa qua, từ chỗ tình hình rối ren của đất nước, tôi đứng ra lèo lái Nội Các Chiến Tranh, ổn định được tình thế, điều đó mới quan trọng. Hơn nữa, cuộc sống của dân chúng được cải thiện tốt đẹp, sinh viên học sinh không còn xuống đường biểu tình, các đảng phái không còn chống đối chính phủ, đó có phải là do Nội Các Chiến Tranh, “nội các của người nghèo” do tôi lãnh đạo tạo được thành tích này hay không? Còn Tướng Thiệu đã tạo được thành tích gì trong thời gian qua?”
Trung Tướng Thiệu đáp lời: “Cái thành tích mà Thiếu Tướng Kỳ vừa nêu lên, đó là thành tích chung của Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia mà tôi là chủ tịch, công lao là của các tướng lãnh thành viên trong ủy ban chứ không của riêng ai cả”.
Tướng Nguyễn Đức Thắng: “Tôi thấy qua vài ý kiến phát biểu nãy giờ, hai vị chưa ai chịu nhường ai, nếu tình trạng này kéo dài sẽ có lợi cho các liên danh dân sự. Theo ý tôi, hiện giờ ngoài xã hội, đồng bào mọi giới đều ái mộ Tường Kỳ, kể cả quân nhân công chức cũng đều có thiện cảm với Tướng Kỳ, còn Trung Tướng Thiệu thì dân chúng ít người biết đến, vậy nếu Trung Tướng Thiệu không chịu ở vị trí số hai thì nên rút lui là tốt hơn để Tướng Kỳ ứng cử một mình, cơ hội đắc cử sẽ cao hơn, còn nếu Trung Tướng Thiệu “thụ ủy liên danh”, coi chừng chúng ta sẽ thua một liên danh dân sự nào đó thì mất mặt quân đội hết.”
Tướng Thiệu: “Tôi ứng cử lần này, cho dù chỉ có bà con họ hàng tôi bỏ phiếu cho tôi thôi thì tôi cũng cứ thử thời vận anh Thắng ơi”. (!?).
Tướng Lãm: “Nếu ép Tướng Thiệu rút lui là một sự bất công, tôi sẽ từ chức Tư Lệnh vùng I, trả lon tướng lại cho quân đội và xin xuất ngũ”.
Vì đang tức giận nên khi tháo “lon tướng” bỏ xuống bàn, Tướng Lãm vô ý để cây kim đồng của cái lon đâm vào ngón tay cái của bàn tay phải, tôi phải lấy band-aid dán chỗ bị thủng lại để máu không chảy ra. Tướng Lãm định bỏ ra về, nhưng Tướng Viên khuyên ông nên ở lại. Tướng Lãm ngồi xuống và lấy lon gắn lại lên bâu áo.
Đại Tướng Viên thấy tình hình có vẻ căng thẳng nên lúc này mới kể cho mọi người trong phòng họp nghe lời phát biểu của Đại Tướng Westmoreland, của Phó Đại Sứ William Colby,
của Đại Sứ Bunker về ý kiến của họ trong bữa cơm tối Thứ Bẩy tại nhà Tướng Viên. Nghe xong Tướng Thắng xin có ý kiến.
Tướng Thắng đề nghị: “Để cho công bằng, nếu Tướng Kỳ chịu nhường vị trí số một cho Tướng Thiệu thì nếu đắc cử, Tướng Thiệu phải chịu những điều kiện sau đây:

1/ Nhường quyền chỉ định thủ tướng cho Tướng Kỳ.

2/ Phải duy trì Hội Đồng Tướng Lãnh (mà Tướng Kỳ hiện làm chủ tịch). Những vấn đề hệ trọng của Quốc Gia, Tướng Thiệu phải đưa ra Hội Đồng Tướng Lãnh để thảo luận biểu quyết, không được tự ý giải quyết.

3/ Muốn bổ nhiệm Tư Lệnh vùng phải tham khảo với Tướng Kỳ.

Sau khi nghe ý kiến của Tướng Thắng và những điều kiện ông đưa ra, Tướng Thiệu đồng ý và Tướng Kỳ cũng bằng lòng đứng vị trí thứ hai. Tất cả phòng họp vỗ tay hoan nghênh, mọi người thở phào nhẹ nhõm vì vừa trút đi được gánh nặng tưởng như vô phương giải quyết:
Liên danh Thiệu-Kỳ chính thức ra mắt cử tri.
Tưởng đã êm xuôi, nào ngờ ngày 2 tháng 6 năm 1967, Đại Tướng Dương Văn Minh , đang ở Thái Lan, cũng tuyên bố sẽ về Saigon ứng cử tổng thống. Tình hình lúc đó vẫn có một số quần chúng và một số trong quân đội còn cảm tình với Tướng Dương Văn Minh , nếu để ông Minh về ứng cử thì liên danh Thiệu-Kỳ có thể mất nhiều phiếu, hậu quả khó lường. Vì thế cho nên, để bảo vệ liên danh Thiệu-Kỳ, Đại Tướng Cao Văn Viên, T.T.M.T kiêm Bộ Trưởng Quốc Phòng ra thông báo “không bảo đảm an ninh” cho Tướng Minh về Việt Nam ứng cử tổng thống. Tướng Minh đành bỏ ý định về ứng cử.
Kết quả bầu cử tháng 9/1967, liên danh Thiệu-Kỳ đắc cử, ngày tuyên bố nhậm chức là ngày 1 tháng 11 năm 1967:

Nền Đệ Nhị Cộng Hòa bắt đầu.
***
Biến Cố Mậu Thân.

Đêm 30 rạng 31 tháng 1 năm 1968, VC đồng loạt tấn công trên khắp lãnh thổ VNCH. Riêng Saigon thì chúng đã chiếm các khu vực Hàng Xanh, Bà Quẹo, Mũi Tàu Phú Lâm, Cổng số 4
Bộ TTM, trường sinh ngữ Quân Đội, hãng rượu Bình Tây, tấn công tòa Đại sứ Mỹ, thậm chí còn chiếm được một cao ốc ở góc đường Nguyễn Du và Công Chúa Huyền Trân, bên hông dinh Độc Lập*.
(* Đại Đội 1/TĐ.2 TQLC biệt phái chạy theo Tướng Loan, đã được ông giao nhiệm vụ thanh toán ổ VC nằm trên cao ốc này và TQLC đã tóm được 7 tên, Đại Đội 1 vô sự. CT)
Các nơi khác cũng rối ren, quân số bị thiếu hụt, Bộ TTM bèn điều động Chiến Đoàn B/TQLC đang hành quân ở Cai Lậy được trực thăng Chinook bốc về Saigon và TĐ.2/TQLC đã được đổ xuống ngay sân cờ trong Bộ TTM để giải tỏa áp lực địch ở trường Sinh Ngữ Quân Đội, trường Tổng Quản Trị, khu Ấn Loát v.v.. Sau đó vì nhu cầu khẩn thiết, TĐ.2/TQLC được lệnh tăng phái cho BTL/CSQG của Tướng Nguyễn Ngọc Loan thì Bộ TTM lại điều động tiếp TĐ.11 Dù, đang thụ huấn tại TTHL Vạn Kiếp, về giải tỏa cồng số 4 và các nơi khác nữa trong TTM.

TĐ.41BĐQ đang thụ huấn tại TTHL/BĐQ ở Trung Hòa Củ Chi được điều động về giải tỏa địch ở hãng rượu Bình Tây v.v..Trận đánh của TĐ.41 BĐQ trông như trong cine’, Đại Tướng Viên và Đại Tá Hai rất hài lòng đã tận mắt chứng kiến BĐQ tác chiến trong thành phố. Tôi xin phép không đi sâu vào chi tiết các đơn vị về giải cứu thủ đô và những chiến thằng của họ.
Rồi liên tục ngày nào cũng vậy, hai thầy trò cứ
đi hết mặt trận này đến mặt trận khác, thăm Dù, thăm TQLC, BĐQ khắp ven đô Saigon.
Một buổi sáng nọ, cuối tháng 5/68, hai thầy trò tôi vừa tới văn phòng chừng 15 phút thì Trung Tướng Lê Nguyên Khang , Tư Lệnh Quân Đoàn III, tới rủ Đại Tướng đi thăm Liên Đoàn 5/BĐQ đang chiến đấu ở Chợ Lớn, cả hai ông cùng ra đi trên hai chiếc xe jeep, chạy tới góc
đường Đồng Khánh và Tổng Đốc Phương thì dừng lại, hai vị tướng xuống xe đứng bên lề đường, Đại Úy Lương Xuân Đương , tùy viên của Tướng Khang và tôi cùng đứng cạnh hai ông thầy, lúc đó tôi nghe Tướng Khang nói với Đại Tướng Viên:
_ “Tôi điều động thêm TĐ.35/BĐQ từ Nhà Bè về đây tăng cường cho LĐ.5/BĐQ. Chờ tiểu
đoàn tới nơi, tôi chỉ thị cho tiểu đoàn trưởng xong rồi mình sẽ tới LĐ.5/BĐQ, đang ở trường tiểu học Phước Đức gần đây thôi. Lực lượng bên ngoài là TĐ.30/BĐQ đang dánh nhau với VC”.
Sau đó vài phút, Hồ Văn Hòa, TĐT/TĐ.35 BĐQ tới, xuống xe chào Tướng Khang:

_Trình Trung Tướng, TĐ.35 về tới, đang ở khu BV chợ Rẫy, chờ lệnh Trung Tướng.
Trung Tướng Khang bảo Hồ Văn Hòa cho bố trí quân tại chỗ, đừng cho lính đi lang thang phá phách dân chúng, ứng chiến 100% chờ lệnh. Hồ Văn Hòa tuân lệnh và vừa quay ra đi
thì Đại Tá Trần Văn Hai đến, Tướng Khang bảo Đ/Úy Lương Xuân Đương liên lạc xem Tướng Kỳ gần tới chưa, rồi Tướng Khang quay sang nói với Tướng Viên:
_ Mình ở đây chờ anh Kỳ tới rồi cùng vào Liên Đoàn 5 luôn.
Đại Tướng Viên hỏi lại:
_ Phó tổng thống tới làm gì chỗ người ta đang đánh giặc?.
Tướng Khang đáp:

_ Chẳng biết nữa?
Liền sau đó anh Đương báo cáo với Tướng Khang:
_ Trình trung tướng, phó tổng thống vừa rời khỏi nhà, đang trên đường tới đây.
Ngay lúc đó, bỗng thấy một trực thăng võ trang lượn vòng vòng trên vùng trời nơi chúng tôi đang đứng rồi bất ngờ phóng hỏa tiễn
xuống về phía BCH/LĐ.5BĐQ, nơi mà PTT Kỳ cùng hai Tướng Viên Khang chuẩn vị tới, chúng tôi tưởng là trực thăng bắn vào mục tiêu VC, yểm trợ hỏa lực cho BĐQ đang hành quân phía dưới, nhưng liền sau đó thì Đại úy Đương báo cho Tướng Khang biết tin một đại họa vừa xẩy ra, trực thăng đã bắn “lầm” vào trường Phước Đức, nơi BCH/LĐ.5BĐQ đang họp, gây một số thương vong
Sự việc xẩy ra quá bất ngờ, Đại Tá Hai và Tướng Khang cùng vội vã xin phép ra đi xem xét tình hình, còn Đại Tướng thì quay gấp về văn phòng. Khi Trung Tâm Hành Quân Bộ TTM báo cáo cho Đại Tướng biết số người chết và bị thương trong tai nạn “bắn lầm” này
thì Đại Tướng ngạc nhiên rồi giận dữ trách rằng:
_ Ai kêu mấy ông ấy tới đó để làm gì?
Theo báo cáo ghi nhận từ TTHQ/TTM thì số tử vong gồm có:

1/Trung Tá Đào Bá Phước, Liên Đoàn Trưởng
LĐ.5.BĐQ.
2/Tr/Tá Lê Ngọc Trụ, Trưởng Ty CS Quận 5
3/ Tr/Tá Nguyễn Văn Luận, Nha Cảnh Sát Đô Thành.
4/ Th/Tá Nguyễn Ngọc Xinh, Tổng Nha Cảnh Sát
5/ Phó Quốc Chụ* (khóa 1 Nam Định)
6/Nguyễn Bảo Thùy* (em Tướng Nguyễn Bảo Trị)
7/ Một số sĩ quan khác nữa mà tôi không nhớ tên.

(* Hai ông Chụ và Thùy gốc quân đội nhưng đã được biệt phái sang thương cảng).

Những người bị thương gồm có:

1/Đại Tá Giám, quyền TL/BKTD.
2/ Đại Tá Văn Văn Của, Đô Trưởng Saigon.
3/Trung Tá Phấn, thuộc BTL/CSQG.

Tin dữ loan truyền gây chấn động cho quân nhân các cấp trong Bộ TTM rồi lan truyền nhanh ra ngoài quần chúng, sự giận dữ của Đại Tướng cũng là những câu hỏi và nghi vấn của mọi người, nhưng những nghi vấn này
mà mãi cho đến nay vẫn chưa có một tia sáng nào hé ra để có thể giải đáp:

1/Ngoại trừ Tr/Tá Phước LĐT/LĐ.5BĐQ và Đại Tá Giám TL/BKTĐ, Tr/Tá Trụ, Trưởng Ty Quận 5 có trách nhiệm trong cuộc hành quân này, còn những vị khác không có dính dáng gì đến cuộc hành quân của LĐ.5/BĐQ thì tới đó để làm gì ?

2/Trung Tướng Khang điều động TĐ.35BĐQ từ Nhà Bè về Chợ Lớn với nhiệm vụ gì? Nếu tăng cường cho LĐ.5 thì sao không bảo Đ/Úy Hòa trình diện Tr/Tá Phước để nhận lệnh?

3/ Ai là người ra lệnh gọi những vị không có nhiệm vụ qui tụ về trường Phước Đức?

4/Tướng Kỳ dự tính tới trường Phước Đức để
gặp các vị kia toan tính chuyện gỉ?

Giả sử trực thăng kia xạ kích trễ hơn chừng 10 phút, khi mà PTT Kỳ, Đ/Tướng Viên, Tr/Tướng Khang, Đ/Tá Hai đang từ ngoài đường Tổng Đốc Phương vào đến trường Phước Đức thì chuyện gì sẽ xẩy ra cho các vị
kể trên? Cả Đại Úy Đương và tôi nữa?

Vài ngày sau tai nạn này xảy ra, một ký giả có dịp phỏng vấn TT Thiệu, đã hỏi :

_ Thưa tổng thống, nghe đồn rằng vụ trực thăng bắn lầm ở Chợ Lớn là một vụ thanh toán chính trị, tổng thống nghĩ sao về lời đồn này?

Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu trả lời:

_ Tôi không biết, trực thăng Mỹ bắn thì cứ hỏi người Mỹ.
Dư luận thì thầm thật là một câu trả lời rất hay, “huề vốn”.
Về phần Đại Tướng Viên thì tôi biết rõ ràng là do Tướng Khang, TL/QĐIII đến văn phòng rủ đi thị sát mặt trận nên ông vô tình cùng đi thôi chứ không biết gì về sự tụ họp cùa các sĩ quan cấp tá không có nhiệm vụ gì ở trường Phước Đức.

Sau tai nạn của LĐ/5BĐQ, Tổng Thống Thiệu bổ nhiệm lại các chức vụ sau đây:

-Đại Tá Đỗ Kiến Nhiễu làm đô trưởng thay Đại
Tá Văn Văn Của.
-Th/Tướng Nguyễn Văn Minh TL/SĐ.21BB làm TL/BKTQ thay Đ/Tá Giám.
-Đ/Tá Hai, CHT/BĐQ làm TL/CSQG thay Tướng Nguyễn Ngọc Loan (bị thương).

Về Thủ Tướng Nguyễn Văn Lộc, do PTT Kỳ
chỉ định, mới làm việc được 6 tháng thì TT Thiệu cho là thiếu năng lực, làm việc không hiệu quả nên muốn thay thế bởi một người khác. Theo thỏa thuận trong phiên họp HĐTL trước ngày bầu cử thì việc chỉ định thủ tướng là do PTT Kỳ nên Tướng Kỳ định bụng đưa Tướng Thắng ra làm thủ tướng và đã nói cho Tướng Thắng biết mà chuẩn bị nhân sự để thành lập nội các. Nhưng khi PTT Kỳ đưa ý định này ra thì TT Thiệu thẳng thừng từ chối, ông nói với ông Kỳ rằng:
_ Anh với tôi cùng là tướng, nay đưa một tướng lãnh nữa ra làm thủ tướng thì không sợ thiên hạ nói mình là quân phiệt trá hình sao?
Tôi là tổng thống, hiến pháp quy định rõ ràng tôi có trách nhiệm chỉ định thủ tướng, nếu PTT chỉ định thủ tướng thì tôi là bù nhìn hay sao? Và như vậy là vi hiến.
Sau đó thì TT Thiệu chỉ định ông Trần Văn Hương làm thủ tướng. Ông Kỳ tức giận tuyên bố với báo chí rằng ông Thiệu phản bội lời
giao ước. Một tờ báo đề tựa lớn ở trang nhất:
"Cặp vợ chồng gượng ép Thiệu-Kỳ chưa hết tuần trăng mật đã bất hòa".

Chưa hết, TT Thiệu còn muốn triệt hết vi cánh của PTT Kỳ bằng cách gọi Tướng Đỗ Cao
Trí, đang làm đại sứ ở Đại Hàn, về thay thế Tướng Khang trong chức vụ Tư Lệnh Q.Đ.III. Việc làm này càng chứng tỏ ông Thiệu nuốt lời hứa khiến ông Kỳ tức giận, bất mãn, tuyên bố linh tinh đụng chạm tới ông Thiệu khiến hố ngăn cách ngày càng sâu rộng thêm.
Chưa hết, ông Thiệu dựa vào hiến pháp, giải tán Hội Đồng Quân Lực mà ông Kỳ đang làm
chủ tịch, vì cho rằng hội đồng này vi hiến, còn các tướng lãnh theo phe ông Kỳ thì ông Thiệu cho về TTM giữ các chức vụ không có quân, hoặc ngồi chơi xơi nước, thí dụ Tướng Khang làm Tổng Thanh Tra (!)
Từ chỗ hai ông hục hặc nhau thì dẫn tới việc hai bà cũng tìm cách đối đầu, tìm sơ hở của
nhau để xì ra cho báo chí biết mà khai thác. Tôi xin đưa ra một vài thí dụ cụ thể để chứng minh:

1/ Nhân dịp ngày Quân Lực 19/6/1969, các bà lớn kéo nhau vào Tổng Y Viện Cộng Hòa để tặng quà cho thương bệnh binh. Các gói quà
này đã được Tổng Cục CTCT gói sẵn và đồng đều như nhau. Khi tới giường một thương binh cụt hai chân, cô nữ quân nhân trao một gói quà cho bà Thiệu để bà ấy trao cho anh thương binh, khi bà Thiệu bước đi thì anh thương binh này mở gói quà ra xem, bà Kỳ đi sau nhìn vào gói quà, thoáng thấy có đôi vớ, bà liền quay ra nói với phóng viên báo chí đi theo:
_ Không có gì nực cười cho bằng tặng một thương binh cụt hai chân một đôi bí-tất.
Thế là báo chí được dịp bèn mỉa mai khai thác mâu thuẫn giữa hai bà.
Cũng trong năm này, ngày Quốc Khánh
1/11/1969, trên khán đài danh dự, Tổng Thống và Phó TT đứng hàng đầu, hàng thứ hai có Đại Tướng Cao Văn Viên, Bác Sĩ Nguyễn Lưu Viên, Trung Tướng Linh Quang Viên đứng kề bên nhau, các mệnh phụ đứng hàng sau, khi chào cờ vừa xong, bà Kỳ quay sang bà dân biểu Hai đứng gần bên nói:

_ Chị hai ơi, nhà em có “2 viên” mà em còn chịu không nổi mà chị xem kia, có tới những 3 viên thì bố ai mà chịu nổi. (!) (dấu than của người viết).
Những người tùy tùng của bà Thiệu nghe được bèn học lại và tung tin cho báo chí biết để trả đũa. Từ đó hai bà không xuất hiện chung trong bất cứ dịp nào nữa.
Trở lại chuyện quân đội, vì sau Mậu Thân, VC bị ta đánh tan tác, chúng không còn khả năng tấn công và chống lại những cuộc càn quét của ta, chúng rút về bên kia biên giới Campuchia hoặc rừng sâu để chỉnh đốn lại hàng ngũ nên năm 1969 ít có trận đánh lớn xảy ra.
Năm 1970, bên Camphuchia, Lon Nol đảo chánh Shihanouk (?) và đồng ý cho quân đội ta vượt biên giới để truy lùng MTGPMN và cục R, thế là 2 Quân Đoàn III và IV của ta tràn qua đất Chùa Tháp quần bon VC tả tơi, nhưng phía ta bị tai nạn “rủi ro” khiến 2 tướng tài tử nạn, đó là Tướng Nguyễn Viết Thanh TL/QĐ IV, và Tướng Đỗ Cao Trí TL/QĐ III.
Tướng Thanh tử nạn vì hai trực thăng đụng nhau trên trời, sự việc quá rõ ràng khiến ít hoài nghi, nhưng việc Tướng Trí tử nạn thì có nhiều vấn đề đáng ngờ vực.

Hôm đó là ngày 23/2/1969, hai Tướng Cao Văn Viên và Đỗ Cao Trí cùng tới BTL tiền phương của QĐII đang đóng ở Trảng Lớn, Tây Ninh để nghe thuyết trình tình hình các cuộc hành quân bên kia biên giới. Trong buổi thuyết trình, chúng tôi ghi nhận tin tức từ Phòng 7 Bộ TTM cho biết cục R và MTGPMN đang bị QĐ III của ta bao vây tứ phía, không liên lạc được với Hà Nội và Hà Nội cũng không liên lạc được với miền Nam nên BTTM Bắc Việt họp liên miên để tìm cách đối phó. Sau khi nghe thuyết trình xong, Đại Tướng Viên và Tr/Tướng Trí vào phòng riêng để hội ý, còn 2 tùy viên là Tuấn và tôi trờ ra chỗ 2 trực thăng đậu để chờ 2 ông thầy. Lúc đó Tuấn nói với tôi:
_ Đáng lẽ hôm nay tao xuống phiên về nghỉ, nhưng ông tướng của tao ra đi sớm quá, tên tùy viên kia chưa tới nên tao phải đi theo, hôm nay tao có vài chuyện nhà cần phải lo mà không về được, buồn quá!
Tôi nói với Tuấn, thằng bạn cùng khóa 19:
_ Đã chấp nhận ôm cặp theo tướng thì thời giờ của mình gắn liền với các ông, mày còn có
2 người thay phiên nhau, còn tao chỉ có một mình, kẹt hơn mày nhiều.
Đang nói chuyện tới đây thì có một người Mỹ mang một thùng pin (battery) của máy ANPRC 25 tới nói với Thiếu Tá Đắc, trưởng phi cơ, cho gửi theo phi cơ để tiếp tế cho toán cố vấn của đơn vị nào đó trong vùng hành quân (mà tôi nghe không rõ). Th/Tá Đắc chỉ qua Đ/Úy Tuấn tùy viên của tướng Trí để quyết định. Tuấn nói:
_ Vì nhu cầu hành quân cứ nhận đi, nếu trung tướng có rầy thì tôi chịu trách nhiệm.
Một lúc sau, Đại Tướng đi ra trước, còn Tướng Trí ở lại chỉ thị thêm cho ban tham mưu cùa ông nên ra sau. Trực thăng của đại tướng cất cánh trước, vừa về đến Bộ TTM thì nghe tin trực thăng của Tướng Trí lâm nạn, bị nổ khi vừa cất cánh bay lên được chừng vài phút, những người đứng ở bãi trực thăng còn nhìn thấy máy bay Tướng Trí bị nổ. Những người trên trực thăng đều tử thương, gồm có:

1/Trung Tướng Đỗ Cao Trí
2/Phóng viên chiến trường người Pháp Francois Sully, viết cho báo New York Time.
3/ Thiếu Tá Đắc, phi công chánh
4/Đ/Úy Thanh, phi công phụ.
5/ Đ/Úy Tuấn, sĩ quan tùy viên
6/Tr/Tá Châu, truyền tin QĐIII
7/Tr/Tá Sĩ, Phòng Ba/QĐIII
8/ Một cơ phi.
9/ Một xạ thủ đại liên.

Tại sao trực thăng của Tướng Đỗ Cao Trí bị nổ? Có liên quan gì tới thùng pin PRC25 của người Mỹ gửi không? Tất cả còn trong bí mật.
Những tai nạn trực thăng xảy ra khiến các Tướng Trương Quang Ân , Nguyễn Viết Thanh bị tử nạn đều được tất cả các cơ quan an ninh vào cuộc điều tra và gửi kết quả về văn phòng Đại Tướng TTMT, nhưng vụ trực thăng Tướng Trí thì không và vụ trực thăng bắn lầm vào trường Phước Đức Chợ Lớn gây tử thương cho nhiều sĩ quan cấp tá cũng không. Văn phòng đại tướng hỏi Cục ANQĐ thì được cục trả lời vắn tắt là “LỆNH TRÊN nói KHÔNG”!
Không điều tra hay không gửi bản điều tra về văn phòng đại tướng thì không biết, nhưng điều ai cũng biết là nguyên nhân 2 “tai nạn” thảm khốc này đều không ai biết.
Tôi cần nói thêm ở chỗ này, có vài bài viết nói về cuộc điều tra tai nạn Phước Đức, nhưng đó chỉ là nhận xét của cá nhân ở cấp thấp, vòng ngoài, còn cấp cao như văn phòng Đại
Tướng TTMT còn không biết thì làm sao vòng ngoài biết được nguyên nhân
Đây có lẽ là một cú “sốc” lớn đối với Đại Tướng TTMT mà dần dần sau đó Đại Tướng Viên gửi đơn lên Tổng Thống xin từ chức, nhưng đơn của ông chính thức không được TT chấp thuận mà gần như “treo chơi”, rồi ông ngồi chơi. Vì lý do đó ông không cần tùy viên nữa, chỉ sử dụng một quân nhân có võ làm cận vệ, ông cho tôi đi học quân chánh và sau khóa quân chánh tôi được bổ nhiệm về làm quận trưởng Chợ Gạo, Định Tường.

Ngày 31/1/1974, xẩy ra vụ “Còi Hụ Long An”, ngày 1/3/74, tôi bị gọi lên Cục ANQĐ đề điều tra. Lý do vì tôi đã báo cho tỉnh Long An của Đại Tá Tư có mấy tầu HQ đáng nghi ngờ chạy qua vùng sông rạch do quận tôi phụ trách, dẫn đến vụ Tỉnh Trưởng Long An chận bắt đoàn xe GMC có QC hú còi dẫn đầu, đoàn xe GMC này chở hàng lậu là thuốc lá và rượu quý do tàu “há mồm” chở từ ngoài khơi vào đổ hàng.
Khi bị cục ANQĐ gọi lên điều tra, tôi đã đến trình ông thầy thì Đ/Tướng nói rằng tôi đã dính líu vào làm đổ bể một vụ lớn ngoài tầm tay can thiệp của ông. Hậu quả là tôi bị kết án tù 20 năm, đày ra Phú Quốc cùng với những người chận bắt đoàn xe vì tội “làm lũng loạn nền kinh tế quốc gia”. Sau 30/4/75, VC nhốt tiếp cho tới 1/1986 tôi mới được thả ra.
Cũng cần nói thêm là sau đêm chận bắt đoàn xe có còi hụ của Quân Cảnh dẫn đầu, Đại Tá Tỉnh Trưởng Long An được văn phòng Thủ Tướng Khiêm gọi lên trình diện và sau đó “được” bàn giao chức vụ tỉnh trưởng để đi làm trung đoàn trưởng!?

Xin hẹn vụ “Còi Hụ Long An” ở một bài khác.

Bảo Định Giang